Tin nổi bật

Phụ nữ và cuộc sống

Những phiên chợ Tết kỳ lạ
Nhập ngày: Thứ 3, Ngày 18 / 01 / 2022
"…Anh đi hái đậu trẩy cà, Để em đi chợ kẻo mà lỡ phiên…" Cứ mỗi độ Xuân về, tạm gác buồn lo, mọi người nô nức đổ ra chợ để sắm Tết, nhất là từ 23 tháng Chạp cúng ông Táo trở đi, Chợ Tết tại các địa phương ngày càng nhộn nhịp, có nơi hình thành cả chợ đêm, Chợ Tết cũng là nơi mọi người trao đổi hàng hóa, mua bán các vật dụng cần thiết. Ở nước ta có những vùng chỉ tổ chức họp chợ vào những ngày giáp Tết, để phục vụ chủ yếu cho các khách du lịch, hay với hình thức hái lộc đầu xuân, xin quẻ cầu điều hạnh phúc.

      
            1.     Chợ Tết mục đồng Yên Thư

Tại vùng quê của xã Yên Thư, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Vĩnh Yên, theo truyền thống xa xưa để lại, người dân ở đây có lệ nhóm chợ tết đặc biệt cho trẻ mục đồng. Vào sáng ngày 28, các trẻ mục đồng được cha mẹ cho mặc quần áo mới, rủ nhau đến đây để họp chợ. Các em bé chăn trâu bò; gia súc này sẽ trưng bày hàng của gia đình mình làm ra như: hoa giấy, các loại bánh trái, gà vịt…trên một khoảng đất trống, tạo ra một khung cảnh ồn ào, tấp nập đúng như một phiên chợ Tết thực sự. Việc buôn bán kéo dài đến hết ngày hôm ấy.

2.     Chợ Tết làng Yên Đỗ

Làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà nam còn giữ lại lệ xưa. Cả làng sẽ nhóm chợ phiên độc nhất trong năm vào ngày 25 tháng Chạp trên một cánh đồng làng. Buổi sáng hôm đó, làng tổ chức một cuộc thi thơ do các Cụ lớn tuổi, thích văn thơ đứng ra tổ chức, địa điểm tại một ngôi đình gần chợ. Nhiều nhà văn, nhà thơ ở các địa phương lân cận cũng sẽ tựu về đây tham dự và thưởng thức chợ Tết. Sau cuộc thi thơ, người đoạt giải sẽ được thưởng thức rượu ngon cùng các già làng nhằm chọn ra loại rượu ngon nhất cúng tế Thần Hoàng hàng năm.

3.     Chợ tình tại xã Tam Lộng

Vùng nông thôn của xã Tam Lộng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc có tục họp chợ ‘tình yêu’ hàng năm, vào ngày 25 tháng Chạp. Khác hẳn những phiên chợ Tết khác là sự trao đổi, mua bán hàng hóa; đến với chợ tình Tam Lộng là nơi trai gái chưa lập gia đình đến đây để tìm hiểu, hẹn hò, tổ chức công khai cho trai gái giao duyên, nhiều thanh niên các dân tộc nhân dịp này đến đây để tìm ý trung nhân.

Tại chợ có nhiều nghệ nhân đến đây để hòa nhạc, bày nhiều nhạc cụ dân tộc tạo không khí rộn ràng cho phiên chợ. Mọi người tề tựu về đây, thăm hỏi sức khở lẫn nhau, tặng quà Tết và rủ nhau vào hàng quán để ăn uống. Chợ cũng tổ chúc các trò vui chơi như: ném còn, đá cầu, múa xoed, hát lượn…các cuộc vui diễn ra trong suốt cả ngày. Tại đây các cặp trai gái có dịp làm quen nhau sau đó các cụ sẽ đứng ra mai mối. Sau phiên chợ này, đã có nhiều đôi ‘kết tóc se tơ’ gắn bó với nhau đến đầu bạc răng long.

4.     Chợ Tết ở chân núi Trường Úc

‘Chợ họp một năm có một phiên

Người bán người mua ở khắp miền

Mồng một kêu nhau đi họp chợ

Tưng bừng khăn áo bước chân chen’

Những câu thơ trên trong bài ‘Chợ Gò’ của Nguyễn Văn Chương đã nêu khái quát khung cảnh chợ. Chợ Gò Trường Úc có tục lệ nhóm chợ Tết vào đúng ngày mồng một, địa điểm được tổ chức trên một gò đất cao ở phía dưới chân núi Trường Úc, nằm cạnh thị trấn Tuy Phước cách thành phố Quy Nhơn khoảng 8km.

5.     Chợ Tam Bảo cầu may

Tại xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa có tục lệ cứ mỗi năm một lần, vào sáng mồng một Tết nguyên Ddán, dân làng đi chợ cầu may. Chợ họp gần giếng Tam Bảo trong làng mang tên chợ Tam Bảo. Tam Bảo - theo Phật giáo là Phật Bảo, Pháp Bảo, Tảng Bảo. Do đó, chợ Tam Bảo còn được hiểu là chợ quý hiếm. Nét độc đáo này là nếu món hàng đáng giá 500 đồng thì người bán phải nói lên gấp 100 lần tức là 50.000 đồng. Song nếu người mua đã trả giá rồi thì khi nhận hàng cũng phải trả giá đúng giá thực tế của nó là 500 đồng mà thôi.

Quy ước tự nâng và hạ giá xuống 100 lần ấy đã tạo nên một tâm lý được hưởng may mắn giữa người bán (khi bán được giá cao) và người mua (khi mua được giá thấp). Cả hai đều được may mắn kéo dài cả năm. Chợ Tam Bảo không chỉ là một khái niệm mơ hồ trong việc trao đổi buôn bán vào sáng mồngMột tết mà còn là dịp mọi người trao đổi những nụ cười, những lời thân ái để bước vào một năm mới với hi vọng may mắn và hạnh phúc.

6. Chợ Viềng

Có hai chợ Viềng, chợ Viềng gần phủ Dầy, ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (còn gọi là chợ Viềng Phủ). Chợ Viềng ở gần chùa Bi, ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (còn gọi là chợ Viềng Chùa).

Dân gian có câu ‘Chợ Viềng 2 chợ, 1 phiên’ chỉ 2 chợ này cùng tên Viềng và họp cùng phiên, cùng buôn bán những mặt hàng giống nhau (đồ cổ, đồ cũ, công cụ nhà nông, thịt bò, cây cảnh, giống cây trồng …).

Chợ Viềng họp vào đêm mùng Bảy, rạng sáng ngày mùng Tám tháng Giêng hàng năm với quan niệm ‘bán rủi, mua may’ Ngày trước, người ta đi chợ hầu hết theo phương thức thức trao đổi hàng hóa (chủ yếu là đồ cũ) không qua tiền tệ, để tìm cho mình những thứ phù hợp với công việc, nhu cầu, sở nguyện, theo tinh thần  ‘bán được là quí, mua được càng may’

Ngày nay, đi chợ Viềng còn kết hợp với cúng bái, cầu may ở các đền, phủ đặc biệt là Phủ Dày thờ Mẫu Liễu Hạnh.

 Nguồn sưu tầm

 



:: Tin khác