Tin nổi bật

CHI TIẾT NỘI DUNG PHIẾU ĐĂNG KÝ

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh:

Nông nghiệp trồng trọt
1. Tên ý tưởng/ Dự án:

Mô hình nuôi rươi, nuôi cáy trên ruộng lúa
2. Mục tiêu chính:

Mong muốn đưa sản phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao đến tay người tiêu dùng. Mong muốn cho hội viên, phụ nữ và người dân được sử dụng sản phẩm sạch để bảo về sức khỏe và phòng chống các bệnh có nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm bẩn, không an toàn đồng thời tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phương.
3. Sản phẩm/dịch vụ sẽ giải quyết được vấn đề/ thách thức gì trên thị trường hiện nay? Sản phẩm/dịch vụ dự kiến bán cho ai? Bán ở đâu? Mức giá của sản phẩm/dịch vụ sẽ như thế nào để có sức cạnh tranh?):

Gia đình chị Lương sống ở ven đê sông Đáy, nhà chị sở hữu gần 2 mẫu ruộng và đất hoa màu ở ven đê thuận lợi cho việc tưới tiêu. Ngày trước anh chị chủ yếu trồng lúa nước và hoa màu trên diện tích đất đó, tuy nhiên việc thu nhập từ lúa và hoa màu không ổn định, giá cả bấp bênh. Hoa màu hay bị chết do ngập mặn, có năm bỏ công, bỏ của ra nhiều nhưng lại mất trắng. Anh chị luôn mong muốn tìm ra một hướng đi mới nhằm tận dụng được điều kiện tự nhiên của khu vực mình ở như: đất bãi rộng, nước thủy triều ra vào thường xuyên, có nhiều hải sản tự nhiên như tôm, cua, cáy và đặc biệt là rươi. Cáy là món ăn bổ dưỡng, dân dã ở các vùng quê Việt Nam với món canh cáy, đây là món canh giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè oi nóng. Nhu cầu của người dân đối với cáy là rất lớn nhất là trong những ngày hè nóng bức, giá cả lại phải chăng. Rươi không chỉ là một loài đặc sản chế biến được nhiều món ăn ngon miệng, hấp dẫn mà còn là bài thuốc chữa được “bách bệnh”. Hiện nay đời sống của người dân đã nâng cao, họ luôn quan tâm đến sức khỏe của bản thân và các sản phẩm từ rươi là một trong những lựa chon của người dân mặc dù giá thành tương đối cao. Với mong muốn đó tìm hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt quan tâm đến việc làm sao có thể kết hợp việc cùng một lúc có thể nuôi cả cáy và rươi trên ruộng lúa nhà mình. May mắn đã đến khi anh chị tình cờ quen biết một người bạn đã làm thành công mô hình nuôi rươi, cáy trên ruộng lúa. Anh chị đã được hướng dẫn cách cải tạo ruộng lúa bình thường thành ruộng nuôi rươi, nuôi cáy. Đến nay anh chị đã thu được trái ngọt từ những hướng đi mới của mình. Hiện nay trên cùng một mảnh ruộng anh chị có thể thu hoạch cùng một lúc 3 sản phẩm: - Cáy: bán buôn, bán lẻ tại địa phương. Mức giá 100.000đ/1kg - Thóc: bán cho người dân là chủ yếu(Thóc sạch không có thuốc bạo vệ thực vật) - Rươi: bán cho thương lái xuất đi Trung Quốc và các thành phố lớn. Mức giá: 400.000-500.000/ 1kg. Vì đây là những sản phẩm anh chị thu được nhờ tận dụng được những nguồn tài nguyên tự nhiên, không bỏ ra vốn nhiều. Nên giá thành sẽ thấp hơn nhiều nơi khác có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
4. Điểm mới của sản phẩm/ dịch vụ? (có áp dụng khoa học công nghệ, phương pháp mới không? Nêu rõ khả năng cạnh tranh, ưu điểm, tính sáng tạo của sản phẩm/dịch vụ):

Khi tập trung đẩy mạnh canh tác lúa trên ruộng rươi, phải giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề như vừa phải bảo đảm giữ được môi trường trong sạch cho rươi trú ngụ, sinh trưởng và phát triển, vừa phải giữ cho lúa không bị sâu bệnh, đạt năng suất cao. Bởi môi trường sống của rươi rất sạch, chỉ cần nước ô nhiễm hoặc có thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ thất thu, trong khi đây vẫn là nguồn thu chính. Vì vậy, canh tác lúa trên ruộng rươi tuyệt đối không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học hay bất cứ sự can thiệp bằng hóa chất nào khác để tránh ảnh hưởng đến ấu trùng rươi phát triển dưới mặt ruộng lúa. Theo đó, khi canh tác lúa, gia đình sử dụng các loại phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục, phân hữu cơ nhập nội để bót lót cho ruộng, giúp đất tơi xốp, tạo nguồn thức ăn và môi trường sống lý tưởng cho rươi. Ngược lại, theo nghiên cứu về quá trình sinh trưởng của rươi thì trước khi rươi ngoi lên mặt nước để thực hiện quá trình giao phối và sinh sản, đã để lại một phần cơ thể trong bùn đất. Phần cơ thể đó cùng với phù sa lắng đọng vùng cửa sông trở thành nguồn dinh dưỡng tự nhiên quý báu cho lúa phát triển. Bên cạnh đó, ruộng lúa có rươi trú ngụ chính là sự kiểm định đặc biệt cho chất lượng gạo được trồng. Việc làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh cho lúa được thực hiện bằng biện pháp thủ công. Bên cạnh đó, gia đình đã chọn lựa rất kỹ lưỡng trong khâu giống, đảm bảo phù hợp với đồng đất và có khả năng kháng sâu, bệnh. Ngoài ra, gia đình vận dụng phương pháp cấy thưa để giảm rầy nâu, cấy sớm hơn trà chính vụ khoảng 15 ngày để tránh lứa sâu cuốn lá, đạo ôn cổ bông...Toàn bộ rơm rạ sau khi thu hoạch được ủ hoai mục bằng men vi sinh sử dụng làm phân bón. Thông thường người dân chỉ có thể thu hoạch được một trong 3 sản phẩm trên cùng một diện tích sử dụng. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình này thì trên cùng một diện tích lúa có thể kết hợp ba loại hình sản phẩm là: lúa, cáy, rươi. Điều đặc biệt ở đây là ba sản phẩm trên có thể thu hoạch vào 3 thời điểm khác nhau mà không bị ảnh hưởng lẫn nhau như: Lúa thu hoạch vào tháng 5âm lịch ,cáy thu hoạch vào từ tháng 4,5,6,7,8,9 âm lịch, rươi thu hoạch từ tháng 10,11 âm lịch. Vì đây là những sản phẩm thu được nhờ tận dụng được những nguồn tài nguyên tự nhiên, không bỏ ra vốn nhiều. Nên giá thành sẽ thấp hơn nhiều nơi khác có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
5. Dự kiến mức lợi nhuận đạt được sau 1 năm là bao nhiêu:

Doanh thu (đồng) Chi phí (đồng) Lợi nhận (đồng)
Năm đầu tiên 250,000,000 25,000,000 200,000,000
Năm thứ ba 300,000,000 20,000,000 280,000,000

6. Mô tả những đóng góp, tác động của ý tưởng/kế hoạch cho môi trường, xã hội và đặc biệt cho cộng đồng, cụ thể:

Những đóng góp của ý tưởng đã góp phần giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường do thói quen phun thuốc hóa học trên ruộng lúa. Người nuôi rươi luôn ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung. Tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, lan tỏa đến một số hộ dân trong xóm có cùng điều kiện thuận lợi như nhà tôi để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình. Tôi luôn nhiệt tình chia sẻ nhữn kinh nghiệm đã học được cho một số hộ dân trong xóm trong việc chăm sóc, cải tạo ruộng lúa để nuôi cáy nuôi rươi
7. Nêu những khó khăn, thách thức mà bạn gặp phải khi thực hiện ý tưởng/ kế hoạch và mong muốn được hỗ trợ từ Hội:

Trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình tôi đã rút được những bài học, những khó khăn như sau: - Mô hình nuôi cáy, nuôi rươi trên ruộng hai lúa phụ thuộc nhiều vào môi trường, luôn phải giữ môi trường sạch, không có thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Nên năng suất lúa sẽ không cao. - Vì ở ven đê, nên phụ thuộc nhiều vào nước ra vào của của thủy chiều, người dân không chủ động được nước. - Mô hình còn ở dạng manh mún chưa nhân được ra diện rộng, chưa quy hoạch được nhiều hộ cùng thực hiện.
HÌNH ẢNH SẢN PHẨM

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁ NHÂN/ ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
Họ và tên: TRẦN THỊ LƯƠNG Giới tính: Nữ
Tổ chức: Hộ kinh doanh-THT/TLK Địa chỉ: Xóm 11- xã Nghĩa Phú- huyện Nghĩa Hưng- tỉnh Nam Định
Số điện thoại: 037250283 Email: vuquangkhai17102017@gmail.com
Chứng minh nhân dân/ Đăng ký kinh doanh: 036172020262 Tên huyện: Nghĩa Hưng