Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Chính trị- Xã hội; Thông báo số 678-TB/TU ngày 05/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chương trình giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2023; Từ ngày 19- 27/9/2023, Hội LHPN tỉnh Nam Định tổ chức giám sát việc thực hiện pháp luật về BĐG; phòng chống xâm hại trẻ em (từ 2021- 2023) tại 10 huyện, TP, trong đó tổ chức đoàn giám sát trực tiếp làm việc tại 02 đơn vị Giao Thủy và Ý Yên.
Tham gia thành phần đoàn có các đồng chí Thường trực Hội LHPN tỉnh làm trưởng đoàn, các đồng chí Ủy viên BTV, trưởng phó các ban chuyên môn của Hội LHPN tỉnh; Mời đại diện Ban dân vận Tỉnh ủy, Sở lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh.
.jpg)
Đ/c Lê Thị Thúy Nhài - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
( xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy)
Tại mỗi đơn vị, đoàn được nghe báo cáo đánh giá việc thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới và pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em tại địa phương từ cấp xã, thị trấn và cấp huyện.
Về thực hiện Luật BĐG: Các địa phương thực hiện bằng các công việc cụ thể như: ban hành văn bản chỉ đạo, phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan chức năng; định kỳ có sơ, tổng kết, đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.Cấp ủy, chính quyền các cấp xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Các cấp địa phương đều ban hành văn bản quy định rõ tỷ lệ nữ được quy hoạch các vị trí lãnh đạo và tạo điều kiện để cán bộ Hội phụ nữ tham gia Ban chỉ đạo các chương trình, đề án hoặc những vấn đề có liên quan đến phụ nữ.
Đoàn công tác Hội LHPN tỉnh làm việc tại huyện Giao Thủy
Hội LHPN các cấp từ huyện tới cơ sở đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình như trong quy định tại Điều 29, Điều 30 của Luật Bình đẳng giới và Điều 9, Điều 74, Điều 91 của Luật trẻ em. Hội LHPN các cấp tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp về các lĩnh vực được phân công, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tham gia trong các tổ chức tư vấn như các Hội đồng, Ban chỉ đạo, Ban quản lý… theo cơ chế Nghị định 56/NĐ-CP của Chính phủ. Chủ động đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật, tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án trên các lĩnh vực, các ngành của địa phương đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, đảm bảo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới…Phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền tại 2.150 chi hội, trên 2000 CLB phụ nữ bằng các hình thức trực tiếp và trên các trang mạng (zalo, facebook, trang thông tin của Hội); tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về giới, kỹ năng hoạt động bình đẳng giới cho cán bộ và hội viên nòng cốt; tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu BĐG tại địa phương.
Về thực hiện pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em: Các cấp Hội cũng đã tích cực vận động xã hội thực hiện Luật Trẻ em: phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tuyên truyền vận động người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tổ chức các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ như: tuyên truyền, tập huấn kỹ năng phòng, tránh trẻ bị xâm hại cho các thành viên của 349 mô hình, nhóm cha mẹ có con tuổi vị thành niên, tặng học bổng Hoàng Ngân, nhận đỡ đầu trẻ mồ côi…
.jpg)
Đ/c Nguyễn Thị Minh Hà - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị (huyện Ý Yên)
Mặc dù đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc thực hiện Luật BĐG và Luật trẻ em, Đoàn giám sát cũng nhận thấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai, thi hành Luật tại một số địa phương. Tại các buổi làm việc, các đồng chí trưởng đoàn đề nghị trong thời gian tới, Hội LHPN các cấp cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được; Tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện tốt Luật bình đẳng giới, Luật trẻ em; tập trung phối hợp với các ngành, đoàn thể triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2021; Kế hoạch số50/KH-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2022 về thực hiện chiến lược truyền thông về Bình đẳng giới và Nghị quyết 121/2020/QH 14; Quyết định 1472/QĐ-TTg; Kế hoạch số 103/KH-UBND của UBND tỉnh Nam Định ngày 24/11/2020 góp phần thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Thông qua hoạt động giám sát, có thể nhận thấy rằng: Công tác tham mưu, tuyên truyền pháp luật về Bình đẳng giới, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em của Hội LHPN các cấp trong tỉnh Nam Định đã góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng giới; các kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em, cách xử lý các vụ việc khi trẻ bị xâm hại và bị bạo hành…Đồng thời, sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị xã hội và cộng đồng cùng thực hiện mục tiêu giảm dần, tiến đến chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em.Trong công cuộc đổi mới, công tác này góp phần không nhỏ vào việc thay đổi nhận thức của phụ nữ theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò của họ và giúp họ khẳng định được bản thân mình trong xã hộitừ đó cùng chung tay xây dựng một xã hội an toàn, bình đẳng và tiến bộ.
Trần Sâm - Hội LHPN tỉnh
|